Nếu bước vào một nhà hàng Nhật, nhìn tủ kính có trưng bày những món ăn trước mắt, nếu không khéo, bạn có thể nhầm và tưởng đó là món thật dù nó chỉ là mô hình. Sự khéo léo đến mức kỳ công và tinh xảo của người Nhật đôi khi khiến cả thế giới ngạc nhiên.
Từ mô hình nhỏ đến ngành công nghiệp tỷ Yên
Ở khắp nước Nhật, các mẫu thức ăn giả xuất hiện phổ biến trong những tủ kính hoặc cửa sổ trưng bày trước mỗi nhà hàng. Trước kia, chúng được làm từ sáp, ngày nay chúng thường được làm bằng nhựa. Không chỉ dùng để mô phỏng món ăn thật mà chúng đã được nâng lên thành một hình thức nghệ thuật thật sự.
Nhiều món ăn làm bằng nhựa đã được trưng bày trịnh trọng tại Bảo tàng Victoria và Albert. Đồng thời, tại Nhật, hàng năm, những cuộc thi làm thức ăn giả từ nhựa và những vật liệu khác thường xuyên được tổ chức và thu hút những nghệ nhân trên khắp đất nước. Việc làm món ăn mô hình không chỉ xuất phát từ nhu cầu trưng bày của các nhà hàng mà nó đã lớn mạnh đến nỗi đã phát triển thành một ngành công nghiệp thực phẩm nhựa tại Nhật Bản, cung ứng sản phẩm cho nhiều quốc gia khác.
Những món ăn giả này được bày bán rộng rãi và có giá không hề rẻ
Nếu đến Nhật, muốn tìm mua các món ăn giả này, bạn có thể đến Kappabashi-dori, con đường chuyên về buôn bán thức ăn ở Tokyo. Hiện tại, Iwasaki Be-I là nhà sản xuất thức ăn nhựa lớn nhất tại Nhật Bản do Takizo Iwasaki thành lập năm 1932. Takizo Iwasaki là người đầu tiên làm ra các mẫu đồ ăn giả. Ban đầu, anh phải tự đi rao bán những sản phẩm của mình trên một chiếc xe đạp nhưng sáng tạo của anh đã nhanh chóng giành được thành công trên thị trường Nhật Bản. Từ một doanh nghiệp nhỏ, Iwasaki phát triển thành một công ty lớn với doanh thu hàng tỷ Yên mỗi năm. Các bí quyết để làm những món ăn này hiện vẫn còn là bí mật thương mại doanh nghiệp cố giữ lấy. Ngành công nghiệp này cũng là niềm tự hào riêng của Nhật Bản.
Những tác phẩm tinh xảo đến kinh ngạc
Có lẽ, bạn sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên vì sao người Nhật dồn nhiều tâm huyết để làm nên những món ăn giả trông chẳng khác gì sản phẩm thật. Việc làm này trước hết xuất phát từ việc giúp thực khách, nhất là du khách nước ngoài dễ dàng hình dung ra món ăn khi xem qua thực đơn những món có phần xa lạ với văn hóa ẩm thực của xứ họ. Do đó, món ăn mô hình cần mô tả chính xác, đẹp mắt và nắm bắt tinh thần của món ăn chính, gợi thèm ngay từ đầu.
Những món sushi bắt mắt
Ở Nhật, người ta gọi nghệ thuật làm mô hình món ăn là Sampuru. Những món ăn được làm ra chẳng những trông giống hệt như thật mà còn hiên vẻ tươi rói, nóng hổi bắt mắt. Ban đầu, người Nhật thường làm những món ăn thật để bày ở tủ kính. Tuy nhiên, những món ăn chỉ để bày này sau đó không ai ăn và thường phải vứt đi. Nhận thấy sự lãng phí trong việc làm những món ăn bày tủ kính ngày này sang ngày khác, người Nhật đã tìm ra giải pháp làm những mô hình đồ ăn như vậy để bày lâu dài.
Coi chừng bị “lừa” đấy, không phải món thật đâu
Những ly kem mát lạnh
Một công đoạn làm kem
Một lớp học làm sampuru
Ngày nay, sampuru không chỉ gói gọn sau cửa kính của các quầy hàng mà đã trở thành một phần của văn hóa Nhật Bản. Người ta làm sampuru để đeo móc chìa khóa, giá kính, giá để điện thoại, đồ trang trí nhà bếp, đồ lưu niệm…
Món ăn được làm móc khóa và trang sức
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị đến sản phẩm của công ty chúng tôi. Chúng tôi hy vọng sẽ là đối tác đáng tin cậy của quý vi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét